Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn
  0988 643 205

Hỗ trợ khách hàng
  0988 643 205

Định giá tài sản thế chấp: Những bất cập và cách giải quyết

Định giá tài sản thế chấp là hoạt động quan trọng đối với ngân hàng. Việc định giá tài sản là cơ sở cho việc ra quyết định cho vay, đầu tư, góp vốn, cấp vốn vào các dự án, góp phần hạn chế nợ xấu và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động định giá này còn yếu do nhiều nguyên nhân như: các nhân viên định giá còn thiếu tính chủ động, sáng tạo, thiếu thông tin từ thị trường...

Những bất cập trong hoạt động định giá tài sản thế chấp

Trong các ngân hàng thương mại hiện nay, tài sản thế chấp (TSTC) là một điều kiện để hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, dịch vụ thẩm định giá mà nhất là thẩm định giá cho ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam vẫn còn hạn chế. Những mặt hạn chế khiến hoạt động này chưa phát triển thể qua các điểm sau:

Các doanh nghiệp (DN) thẩm định và thẩm định viên rất ít. Năm 2016 mới có 183 DN và gần 900 thẩm định viên được cấp phép hoạt động, số lượng DN và thẩm định viên trong những năm trước đó lại càng ít. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động thẩm định giá nói chung và thẩm định giá tài sản nói riêng mới được hình thành cách đây không lâu và chưa được đầy đủ.

Mặt khác, khi khách hàng vay vốn hầu hết đều giao tài sản thế chấp cho các ngân hàng tự đánh giá tài sản mà không cần ý kiến chuyên môn hay tham khảo những nguồn tin không chính thống. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình định giá tài sản thế chấp.
 

Hơn nữa, việc định giá tài sản thế chấp trong ngân hàng chủ yếu do bộ phận tín dụng đảm nhiệm. Hiện tại ở các ngân hàng đã thành lập một bộ phận định giá độc lập nhưng mỗi ngân gàng có một cách thức và quy trình định giá tài sản thế chấp riêng nên chưa có sự thống nhất giữa các ngân hàng. Do đó quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khắn vì xung đột lợi ích hay hạn chế về kinh nghiệm, dẫn tới việc định giá TSTC quá thấp hoặc quá cao không đúng với giá trị thực nhận.

Sự cần thiết của các tổ chức định giá tài sản thế chấp độc lập

Nợ xấu tại các ngân hàng xuất phát từ các TSTC, đặc biệt là bất động sản (BĐS) chiếm tỷ lệ cao, hay là do định giá sai giá trị thực của tài sản.

Nhận thấy những bất cập như vậy, năm 2015 NHNN đã ban hành Thông tư 14/2015/TT-NHNN quy định rõ đánh giá giá bán của nợ xấu theo giá trị thị trường hiện tại. Đây cũng là một động thái tốt giúp cho việc xử lý nợ xấu nhanh chóng hơn. Nhưng để đảm bảo an toàn cho tín dụng giải pháp cần làm là siết chặt điều kiện TSTC, đặc biệt là BĐS thế chấp. Hơn hết là cần có tổ chức đứng độc lập trong việc định giá TSTC để giá trị TSTC được đánh giá đúng mức và phòng ngừa tín dụng.

Dối tác - Khách hàng

Top